Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017


Cảm ơn Anh Bảo Trâm, chị Minh Thúy cùng quý huynh tỷ thật nhiều, và xin thứ lỗi cho sự chậm trễ nói lời cảm ơn!!!

Long Hồ Vĩnh Long: Hoa Khai Kiến Phật

Cảm ơn Kim Oanh, chủ Trang Long Hồ Vĩnh Long cùng quý huynh tỷ thật nhiều. Có gì sơ suất xin niệm tình thứ lỗi!!!
Phan Tự Trí


Long Hồ Vĩnh Long: Hoa Khai Kiến Phật: Cùng Hiệp Nguyện - Trương Thanh, Trương Văn Lũy, Hải Rừng, Thục Nguyên, Thủy Lâm Synh  - Như Thu, Sông Thu, Thy Lệ Trang, Kim...

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

CHAN

CHAN
(yết hậu)

Miếng ăn sau cuối của trần gian
Người chẳng nuốt trôi, lệ ứa tràn
Mặn chát một đời xin trả hết
Chan


PTT – 09/12/2017 (22 tháng 10 Đinh Dậu)



Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

THÔI RÔI


THÔI RÔI
“yết hậu” (họa TIÊU ĐIỀU Như Thị)


Khuya về ệnh oạng tiếng chàng hiu
Chợt nhớ cầu ao sủi bọt chiều
Mưa dạt bèo trôi hang rã mất
Tiêu...


Phan Tự Trí


 TIÊU ĐIỀU
“yết hậu”

Huơ gậy đi về phía quạnh hiu
Cầm tay sợi khói vắt lên chiều
Bến xưa tàn tạ màu rêu cũ
Tiêu...


Như Thị

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Khi anh 30

Khi anh 30


(Thu Hương viết về anh hai Phan Tự Dũng)

Tôi viết bài này khi anh tròn 30 tuổi. Giờ anh đã nằm dưới đất lạnh, mong anh hiểu cho lòng tôi có bao nhiêu nỗi ân hận dày vò. Lắm lúc tôi vô tâm, ích kỷ, tôi quên đi những thiệt thòi anh tôi phải gánh chịu.


"Nghe theo cuacang, mình gọi là anh Hai, chứ trước đó chỉ gọi là anh Dũng. Anh Hai, nghe nó cứ lạ lạ thế nào, nhà mình có phải người nam đâu, ngoài bắc phải kêu là anh Cả chứ. Nhưng thôi, tên thì có gì quan trọng, với lại anh Dũng cũng quen được kêu như vậy rồi.

Là con cả trong gia đình 3 anh em, anh là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, mặc dù mình không chắc là anh có nhận ra điều đó hay không. Anh bị down syndrome, bẩm sinh. Những người có cùng hội chứng này nhìn rất dễ nhận ra, nhất là ở đôi mắt. Mẹ kể hồi mới sinh, anh phải nằm lồng kính. Rồi sau đó, anh bệnh hoài, 1 tháng đến BV 2 lần. Rồi anh không đi được, mãi tới khi Hương ra đời (anh 3 tuổi), anh mới chập chững bước đi những bước đầu tiên. Mà lúc ấy mẹ sợ, còn không tính để Hương ra đời nữa ấy chứ.

Mình đã gặp nhiều người cũng bị down, anh mình thuộc dạng không đến nỗi quá nặng, vẫn biết tự chăm sóc bản thân, biết thương biết ghét, biết tiếp nhận thông tin và đôi khi cũng rất nhạy cảm về thái độ người khác, chỉ có điều là không học được. Anh thích viết, và viết nắn nót rất đẹp. Anh thích nhìn từ báo viết ra vở, anh đánh vần được từng từ nhưng đọc được từ sau thì quên từ trước, cho nên không ráp được nguyên câu. Chỉ trừ có tên ba mẹ, tên mình, tên em gái là anh đọc được nguyên 3 hay 4 từ một lúc.

Hồi mới chuyển xuống Biên Hòa, ba mẹ đã gửi anh vào trường ma-xơ ở Phúc Hải, một tuần đón về một lần. Ở trường ma-xơ nên trước khi ăn phải đọc kinh, về nhà anh cũng giữ thói quen vậy một thời gian. Mà buồn cười lắm, anh chỉ đọc đoạn đầu đàng hoàng: "Lạy cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh cha cả sáng..." gì gì đó, rồi hình như anh cũng chả thuộc nên liến thoắng một hồi nhưng chả ai nghe ra cái gì, rồi "Amen".

Lúc đó mình còn bé quá, không hiểu nhiều lắm, nhưng chắc ba mẹ nhớ con, thương con không chịu nổi nên không gửi nội trú cả tuần nữa, chỉ hàng ngày đưa anh đến trường, rồi chiều đón về, kiểu như gửi nhà trẻ vậy thôi. Mấy đứa cùng gửi ở đó toàn nhỏ tuổi hơn anh. Còn nhớ buổi trưa ngủ dậy được phát đồ ăn, hôm thì chuối, hôm thì chè, hoặc bánh trái gì đấy. Anh thường xuyên để giành đem về cho Hương. Mà không hiểu sao anh quý Hương hơn Hằng (hồi đó thôi, cuacang đừng buồn nhé). Mẹ đùa, hỏi anh sau này ba mẹ không nuôi được nữa thì anh Dũng ở với ai, anh luôn chọn Hương. Rồi ba mẹ thấy gửi ma-sơ cũng chẳng hơn gì, anh lại hay bị bọn con nít cùng trường bắt nạt, nên thôi ba mẹ lại cho về nhà.

Nhớ hồi học cấp 2, có mấy đứa bạn ác ôn, biết gia cảnh nhà mình, chúng nó cứ chọc mình là "có thằng anh khùng", làm mình khóc mấy lần và hình như vì thế mà mình rất ngại cho người khác biết về anh. Trẻ con quá nhỉ, đám bạn mình trẻ con, mình cũng trẻ con. Bọn trẻ con trong xóm lúc đầu cũng thế, trêu chọc anh, nhưng sau đó thì chúng nó thấy anh chẳng hại ai bao giờ, mà lại hay bị tổn thương, rồi chúng nó chuyển sang đối xử bình thường.

Bây giờ lớn một chút, hiểu biết một chút, mình chẳng còn ngại ngần hay giấu giếm ai. Rất nhiều người tỏ ra thông cảm và khâm phục ba mẹ mình. Mình cũng biết trong thâm tâm ba buồn lắm, mặc dù rất vui, rất tự hào về hai cô con gái, nhưng cái niềm vui và tự hào sẽ trọn vẹn hơn biết bao nếu...

Tết năm 1999 (hay 2000?), mình ở Úc về VN. Anh bị bệnh nặng. Bác sĩ ban đầu chẩn đoán lao phổi, đưa vào viện lao Phạm Ngọc Thạch, nằm mấy ngày, uống thuốc càng lúc càng phù người. Mẹ lo quá, lén cho anh uống thuốc lợi tiểu... rồi gặp ông bác sĩ trực có kinh nghiệm hơn, ông ấy mới chẩn đoán là không phải bệnh phổi, mà là tim, thế là hôm sau đưa anh qua Chợ Rẫy. Trời ạ, chẩn đoán bệnh kiểu gì có chết con người ta không chứ. Tình hình anh rất nguy kịch, bao nhiêu người nói sợ không qua khỏi. Bác sĩ Thịnh (rất giỏi) trực tiếp điều trị cho anh. Thuốc ngoại đắt tiền, ba mẹ bảo bao nhiêu cũng ráng lo được. Hàng ngày mẹ ở chăm anh, ba đi làm, chiều tối ba chạy xe máy 35km xuống SG, ngủ lại với anh rồi sáng hôm sau lại chạy về BH đi làm. Mà ở bệnh viện có được một phòng riêng hay giường riêng gì, hai bệnh nhân trên 1 giường, mẹ phải trải chiếu nằm dưới đất cạnh chậu, cạnh bô. Thương ba mẹ quá! Thời gian đó anh gầy còn da bọc xương, hai mắt trũng sâu. Mà anh không bao giờ kêu đau, kêu mệt. Tay anh bầm hết vì chích thuốc, truyền thuốc, đến nỗi bác sĩ khó khăn lắm mới tìm được ven để đưa kim vào. Chẳng hề một lời kêu than. Đêm 30 Tết, mình ở trong bệnh viện với mẹ và anh. Lúc bắn pháo hoa, từ tầng 11 của Chợ Rẫy nhìn ra Đầm Sen thấy pháo hoa cũng khá rõ. Rồi trưa mùng 1, bao nhiêu người đến thăm. Thời gian anh ở BV, bạn bè ba mẹ đến thăm đông lắm, ngày nào cũng có, ở ngoài bắc vào công tác cũng ghé thăm, cho quà, giúp đỡ. Trước hôm mình lên đường quay lại Úc thì anh được xuất viện, về nhà điều trị tiếp. Nhớ cảnh anh nằm nơi ghế bố, như không có chút sinh khí nào, thương ơi là thương. Nhưng giờ đây đã trở lại hồng hào, mập mạp, sáng sáng dậy từ 4:30 đi bộ, tập võ, hít đất. Tối đi ngủ sớm, bật quạt vù vù bất kể trời nóng hay lạnh. Ngày ngày làm "bảo vệ" cho công ty mẹ. Thỉnh thoảng quát tháo mấy đứa em họ tí để ra oai.

Sau này mỗi lần nhắc lại, ai cũng nói đó là một phép màu.

Anh 30 tuổi, không như những tên con trai khác - mong muốn tiền tài, danh vọng, tình yêu. Anh cần gì? Mình có biết được không? Đối với anh, hạnh phúc là gì? Thành công là gì? Thôi thì chúc cho anh vui những niềm vui nho nhỏ hàng ngày, chúc cho anh được sống theo kiểu mà anh thích."
Image
Top of Form
9 bình luận
Bình luận
David Nguyen
David Nguyen My condolences to you, teacher.
Huong Phan
Huong Phan Thanks, Du~ng. Same to you.
Bottom of Form


Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

MẸ SẮP ĐI XA
“Yết hậu”

Con cháu quây quần buốt lệ rơi
Âm dương sắp sửa biệt ly rồi
Ngoái trông cõi tạm Người lưu luyến
Thôi …

Phan Tự Trí


MỘT ĐỜI

Một đời đâu gương lược
Suốt đời chẳng phấn son
Mà nghĩa nhân vẫn đượm
Mà tình duyên vẫn dòn.

Một đời người lặn lội
Đỡ đói mấy khi ngon
Như cò thương giành tép
Mang về nuôi chúng con.

Như vại cà xứ Nghệ
Có mặn mới thêm dòn
Như cuộc đời của mẹ
Gian khổ để vuông tròn.

Mai ngày bên tiên tổ
Cách trở đến héo mòn
Mẹ hẳn hoài thương nhớ
Độ trì cho cháu con.

Cả một đời như rứa
Biết nói mấy cho vừa
Xin mẹ hằng yên nghỉ
Kệ đông tràn ướt mưa!!!


Đông Thái – 03-12-2017

NHẬN TIN

NHẬN TIN
(haiku)

Nhận
Hung tin: Mẹ …
Vội về, ôi mẹ !
Biết còn kịp không?


Sáng thứ 6, 01/12/2017

Trong hình ảnh có thể có: 2 người
(ảnh cũ)

XIN NGƯỜI YÊN NGHỈ

Đây là bài thơ của cháu Phan Tự Trí  kính viếng ông chú Trịnh Đức Trình. XIN NGƯỜI YÊN NGHỈ Trời đông sướt mướt thả dòng...